Tìm thuê mặt bằng kinh doanh tốt giá rẻ luôn là bài toán quan trọng mà nhiều nhà đầu tư đều cần phải giải quyết trực diện và có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp hay các tập đoàn lớn tìm thuê mặt bằng càng trở thành vấn đề đặc biệt, có sự cạnh tranh cao. Những biến động không ngừng của thị trường bất động sản đặc biệt là cuộc cạnh tranh mảng cho thuê mặt bằng, hiện nay đang là mối quan tâm của nhiều người, hãy cùng Bds123 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết này nhé!
Phát triển cùng nền kinh tế xã hội, hiện nay nhiều tập đoàn doanh nghiệp lớn đang có nhu cầu tìm thuê mặt bằng kinh doanh. Mở rộng quy mô mạng lưới phủ sóng của mình để tiếp cận gần khách hàng hơn, đã cho thấy việc tìm thuê mặt bằng giữa các doanh nghiệp chính là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Sự cạnh tranh tìm thuê mặt bằng kinh doanh của các doanh nghiệp ( Ảnh minh họa).
Song có cầu ách hẳn sẽ xuất hiện nguồn cung, thị trường bất động sản cho thuê mặt bằng đối với phân khúc khách hàng: Doanh nghiệp lớn, Tập đoàn có quy mô,… đang ngày phát triển nở rộ, khái niệm chuỗi cửa hàng hay chuỗi bán lẻ giờ đây đã không còn quá xa lạ.
Trong đó việc tìm mặt bằng cho thuê có vị trí nhận diện tốt, diện tích rộng để kinh doanh tốt giữa phân khúc khách hàng này, ngày càng được thể hiện rõ rệt. Rất dễ nhìn thấy hình ảnh các đối thủ cạnh tranh, liên tục xuất hiện cạnh nhau tại cùng một con đường, cùng một khu phố. Đã phần nào nói lên sự cạnh tranh khốc liệt trong việc tiếp thị, tiếp cận khách hàng thông qua tìm thuê mặt bằng đẹp mà các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang nỗ lực để giành lấy ưu thế.
Trên phương diện nguồn cung, có thể nói thị trường bất động sản cho thuê mặt bằng phân khúc dành cho đơn vị doanh nghiệp, tập đoàn lớn liên tục khan hiếm và nhộn nhịp trong suốt nhiều năm qua. Theo các công ty nghiên cứu thị trường mới công bố gần đây, nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển cửa hàng tiện lợi nhanh nhất khu vực Châu Á vào năm 2021. Điều này thành công, được cho là có phần không nhỏ từ thị trường cho thuê mặt bằng nở rộ, đáp ứng được nhu cầu cho thuê ngày càng lớn.
Phân tích sự khan hiếm mặt bằng ( Ảnh minh họa).
Lĩnh vực kinh doanh cửa hàng tiện lợi, là 1 ví dụ điển hình cho cuộc cạnh tranh tìm thuê mặt bằng. Hiện nay các nhãn hàng Quốc tế như Family Mart đến từ Nhật Bản, Circle K đến từ Mỹ hay Shop&Go đến từ Đông Nam Á. Đang là những thương hiệu cửa hàng bán lẻ thống lĩnh thị trường và chiếm gần 70% số cửa hàng tiện lợi. Tiếp sau đó, không để lép vế, sự gia nhập của GS25 - chuỗi cửa hàng tiện lợi với thương hiệu đến từ Hàn Quốc - đã nhanh chóng mở bán với mục tiêu hơn 2.500 cửa hàng khắp cả nước trong 10 năm tới. Sau nửa năm chính thức, GS25 đã mở được 15 cửa hàng và nhanh chóng tăng trưởng tới 50 cửa hàng chỉ sau 1 tháng sau đó.
Bên cạnh đó, nhiều nhà bán lẻ tên tuổi trong nước, tập đoàn với chuỗi phân phối lớn cũng thực hiện cấp tốc các chiến lược mở rộng chuỗi kinh doanh. Trong đó điển hình thương hiệu như Thế Giới Di Động, Vingroup, Saigon Co.op,.v..v... Đã không ngừng tăng trưởng số của hàng với các tên tuổi như Bách hóa Xanh, Vinmart+, Co.op Food, Satrafoods… VinMart+ hiện đang là một trong những nhà phân phối bán lẻ đi đầu về số điểm bán với hơn 1300 cửa hàng. Saigon Co.op có gần 250 cửa hàng Co.op Food,.v..v...
Mặc dù phát triển với các thương hiệu và rất nhiều con số ấn tượng, tuy nhiên phân khúc cho thuê mặt bằng dành cho doanh nghiệp và tập đoàn lớn vẫn rất khan hiếm, chưa có nhiều sự lựa chọn đa dạng. Dẫn đến các cuộc cạnh tranh " Sống còn" giữa các nhà bán lẻ, doanh nghiệp trong nước cũng như tập đoàn quốc tế, trong công cuộc mở rộng mạng lưới kinh doanh.
Không khó hiểu để lý giải trạng thái này. Bởi lẽ phương thức hoạt động của tập đoàn với hệ thống phân phối bán lẻ, là các đại lý mới vừa nở rộ trong khoảng 10 năm trở lại đây và chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Mọi doanh nghiệp này đều mong muốn có thể tìm thuê được mặt bằng tại các khu vực có mật độ dân số cao, mức thu nhập tốt và đời sống tốt phát triển để kinh doanh. Do đó yếu tố tìm kiếm cân đối về vị trí, diện tích, giá thuê mặt bằng rẻ và kinh doanh tốt là bài toán không hề đơn giản. Cuộc đua tìm thuê mặt bằng của doanh nghiệp được xem là sự cạnh tranh khốc liệt, quan trọng trong phát kinh doanh.
Thị trường bất động sản đang biến động không ngừng và bất động sản cho thuê mặt bằng cũng không nằm ngoài lệ. Mặc dù cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp phát triển bàn kinh doanh vẫn rất khốc liệt. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, những biến động mới nhất lại cho thấy nhiều xu thế riêng.
Làn sóng trả mặt bằng của nhiều doanh nghiệp ( Ảnh minh họa).
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 8 tháng kể từ đầu năm 2021 tới nay, có tới gần 34.300 doanh nghiệp tạm ngừng có thời hạn do tình hình kinh tế không khả quan và hơn 24.200 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, đang tiến hành giải thể dưới những tác động của suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh như: phân phối, bán lẻ xe máy, cửa hàng tiện lợi, chuỗi siêu thị điện máy,…đều trực tiếp bị ảnh hưởng.
Đại dịch Covid- 19 kéo dài khiến không chỉ khách thuê cá nhân mà còn cả những đơn vị là các tập đoàn đều có xu hướng phải áp dụng cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buộc bụng. Giảm nhu cầu thuê mặt bằng, trả lại mặt bằng kinh doanh là một trong những giải pháp.
Phó viện trưởng viện Đổi mới sáng tạo Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, ông Huỳnh Phước Nghĩa cho biết: "Từ tháng 6/2021 thị trường bất động sản cho thuê đặc biệt đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đứng trước nhiều thách thức nặng nề do đại dịch Covid-19 đến mức gần như đóng băng và trầm lắng nhất thập kỷ. Khủng hoảng bất động sản cho thuê ở thời điểm đầu chỉ thể hiện qua giá thuê giảm trung bình 20-25%. Tuy nhiên, dưới tác động dịch bệnh kéo dài mức giảm giá thuê càng sâu so với trước đại dịch nhưng vẫn không ngăn làn sóng này diễn ra mạnh mẽ."
Mặc dù người cho thuê đã thực hiện nhiều biện pháp như giảm giá thuê, cho phép thanh toán kéo dài thành nhiều đợt trong năm Covid đầu tiên. Thế nhưng, các đợt dịch trong năm 2021 tiếp tục gây áp lực nặng nề và “giáng những cú đánh bồi” khiến thị trường cho thuê mặt bằng vào trạng thái "đóng băng".
Trong đó đặc biệt tình trạng các chuỗi thương hiệu nhỏ hoặc có mạng lưới hoạt động không lớn dường như là các đơn vị “kém chịu nhiệt”. Chẳng hạn Đại Siêu thị E-mart ( Hàn Quốc) đã tiến hành nhượng quyền cho Tập đoàn ô tô Trường Hải (Thaco). Hoặc chuỗi siêu thị Auchan từ Pháp cũng được chuyển nhượng toàn bộ thị phần cho nhà bán lẻ nội là Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Saigon Co.op.
Sự thanh lọc của thị trường mặt bằng cho thuê thời Covid-19 là một tất yếu. Phân tích sẽ dễ dàng nhận ra lý do khiến các đơn vị doanh nghiệp nhỏ, với mạng lưới phân phối mỏng không đủ sức chịu được các áp lực đến từ suy thoái của thị trường không hoàn toàn do Covid-19. Trước thời điểm đại dịch bùng phát, tình trạng bong bóng đầu tư bán lẻ của cá nhân, đơn vị kinh doanh nhỏ xuất hiện nhiều nhưng không hiệu quả cao. Nói theo cách khác, việc tìm kiếm mặt bằng và mở tràn lan các điểm bán mà không tính toán đến yếu tố hiệu quả cũng là nguyên nhân chính khiến thị trường mặt bằng cho thuê hiện chỉ còn lại những tay chơi giỏi.
Chỉ còn lại những tay chơi giỏi ( Ảnh minh họa)
Cùng với đó dịch Covid-19 đã là “ giọt nước tràn ly” , gián đòn mạnh là cú knock-out đối với những đơn vị kinh doanh bán lẻ “ốm yếu” quy mô nhỏ, cũng là lý do gây nên “ làn sóng trả mặt bằng”.
Trả lại mặt bằng chủ yếu rơi vào phân khúc nhà phố cho thuê, trong khi đó phần lớn phân khúc mặt bằng bán lẻ tại trung tâm thương mại thì lại không bị ảnh hưởng quá nhiều. Các nhà kinh doanh cũng như chủ đầu tư trung tâm thương mại thường có xu hướng cẩn trọng và sàng lọc rất khắt khe khi tìm thuê mặt bằng. Họ cũng là đối tượng không ồ ạt chạy theo xu hướng, tạo nên bong bóng mạng lưới cửa hàng.
Điển hình, ở thời điểm hiện tại giá thuê mặt bằng tại Hồ Chí Minh hiện đang lắng dịu. Chẳng hạn cửa hàng cho thuê tại Quận 2 có xu hướng chủ động giảm 30 - 40% so với trước Covid-19 để thu hút khách hàng tiếp tục thuê mặt bằng. Mặc dù vậy, rất khó để đoán biết thời điểm hồi phục của bất động sản cho thuê, nhất là thời điểm đại dịch Covid- 19 vẫn đang có những diễn biến hết sức phức tạp.
Trước thực tế trên, các chuyên gia bất động sản đều đồng loạt thống nhất đưa ra dự báo: Thị trường BĐS nói chung và thị trường cho thuê mặt bằng nói riêng sẽ vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tình trạng phân khúc cho thuê đối với các doanh nghiệp, tập đoàn sở hữu chuỗi bán lẻ chắc chắn chưa thể tính thanh khoản cao. Trước thời điểm chiến dịch phổ biến Vaccine hoàn thành để tạo miễn dịch cộng đồng, đại dịch được kiểm soát có lẽ mặt bằng cho thuê vẫn mang màu sắc ảm đạm, nhưng sẽ cực tiềm năng cho những người nhạy bén.
Theo ông Trần Hiếu, Phó Tổng giám đốc kinh doanh Công ty Cung cấp giải pháp dịch vụ BĐS ( DKRA Việt Nam) : “Trước mắt thị trường BĐS cho thuê sẽ vẫn duy trì trạng thái trầm lắng. Nếu thời điểm đầu quý IV, dịch Covid-19 được kiểm soát bởi các chiến dịch phổ rộng vaccine thì đó cũng là thời điểm BĐS cho thuê có thể xuất hiện những “gam màu sáng”. Ngược lại, ở trạng thái chưa thể khống chế Covid-19, thị trường sẽ vẫn trầm lắng và phải chờ đến sau kỳ nghỉ Tết 2022 mới bắt đầu tái khởi động trở lại.” nhận định.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh một khi đại dịch được khống chế, bài toán về mở rộng hay thận trọng về quy mô mặt bằng, cửa hàng phân phối vẫn cần phải tính toán kỹ lưỡng. Bởi các chính sách kích cầu, hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng chắc chắn sẽ được giới thiệu ồ ạt. Chắc chắn doanh nghiệp nhỏ cần phải cẩn trọng, tính đến độ hiệu quả tiềm năng trước khi thuê mặt bằng để kinh doanh.